Tặng căn nhà cho người giúp việc
Ông Lưu (Nam Ninh, Trung Quốc) đã làm việc chăm chỉ cho đến năm 60 tuổi để có thể sở hữu được 3 căn nhà. Trong đó, hai ngôi nhà đã được ông chuyển giao cho 2 cậu con trai kể từ khi chúng lập gia đình.
Từ khi về hưu, ông và vợ mình cùng nhau chung sống trong căn nhà còn lại và tận hưởng những tháng năm tuổi già. Thật không may, 2 năm sau đó, vợ ông được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư. Dù gia đình đã tìm đủ mọi cách để chữa trị, song bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Cho đến năm 2020, bà cụ qua đời.
Sau khi mất đi người bạn đời chăm lo cho cuộc sống của mình, ông Lưu tính đến chuyện sẽ chuyển đến nhà 1 trong 2 người con trai. Song sau một thời gian suy xét, ông nhận ra sự xuất hiện của bản thân có thể đảo lộn cuộc sống của tụi nhỏ. Ông quyết định thuê bảo mẫu để đỡ đần công việc.
Người phụ nữ trung niên này tên Tiểu Vũ. Chị đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc người cao tuổi nên nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu gia chủ. Chính ông Lưu cũng cảm thấy hài lòng về với cách làm việc chị.
Sau một thời gian ngắn bà xã qua đời, cụ ông này bị đột quỵ. May mắn được Tiểu Vũ phát hiện kịp thời và đưa vào bệnh viện, ông Lưu giữ được tính mạng của mình. Tuy nhiên sau biến cố đó, ông bị liệt một phần cơ thể. Mọi sinh hoạt đều phải nhờ người hỗ trợ.
Trước khi xuất viện, 2 người con trai của ông cụ có bàn bạc đến việc đón bố về nhà để chăm sóc. Tuy nhiên, ai cũng đùn đẩy trách nhiệm. Cuối cùng, ông Lưu lại trở về ngôi nhà cũ. Trong thời gian đó, 2 người con trai của ông hiếm khi về thăm bố. Song may mắn có sự chăm sóc chu đáo của bảo mẫu, sức khỏe của cụ ông dần được cải thiện. Ông có thể đi lại quanh nhà bằng nạng.
Cảm động trước sự giúp đỡ của Tiểu Vũ trong suốt thời gian đau ốm, ông Lưu quyết định tặng lại căn nhà đang ở cho cô. Ở thời điểm khỏe mạnh và tỉnh táo nhất, ông lập di chúc và công chứng để tránh cho tranh chấp sau đó.
Phán quyết bất ngờ của toà án
2 năm sau kể từ ngày lập di chúc, đến 2022, cụ ông này qua đời. Ban đầu ngôi nhà được thừa kế theo đúng di chúc và không có tranh chấp nào. Tuy nhiên, khi 2 con trai của cụ ông này phát hiện căn nhà cũ của bố nằm trong danh sách được đền bù 3 triệu NDT (khoảng 10 tỷ đồng) để nhường diện tích cho việc mở đường, xung đột bắt đầu xảy ra.
Các con của ông cho rằng Tiểu Vũ không có quyền thừa kế căn nhà này. Họ yêu cầu cô phải trao trả lại tài sản cho người thân trong gia đình.
Lúc này, Tiểu Vũ – người có tên trong di chúc vô cùng ngạc nhiên khi nghe thấy yêu cầu vô lý này. Cô nhất quyết không đồng ý. Sau một thời gian thương lượng không được, các con của ông Lưu quyết định đưa vụ việc ra tòa.
Tuy nhiên, sau khi thụ lý vụ việc, tòa án đưa ra phán quyết vô cùng bất ngờ. Đó là Tiểu Vũ không có quyền thừa kế căn nhà.
Tòa án giải thích bản di chúc của ông Lưu hoàn toàn có giá trị pháp lý. Ông Lưu đã để lại bản di chúc có công chứng và ghi chép cụ thể về việc người giúp việc được thừa kế căn nhà. Nên tất cả phải tuân thủ nội dung đó.
Tuy nhiên, Điều 1124 của Luật Dân sự (Trung Quốc) có quy định về thời hạn tiếp nhận tài sản từ bản di chúc. Theo đó, nội dung luật đã nêu rõ, người thừa kế sau khi tiếp nhận di chúc phải có văn bản về việc đồng ý hay từ chối tiếp nhận tài sản do người mất trao tặng trong vòng 60 ngày. Trong trường hợp không có văn bản trong khoảng thời gian đã quy định, đồng nghĩa, người có tên trong di chúc từ chối nhận quyền thừa kế.
Do không biết quy định này, Tiểu Vũ đã không làm văn bản. Việc không thể hiện đồng ý hay từ chối được coi là từ bỏ quyền thừa kế. Đồng nghĩa, người phụ nữ này mất quyền thừa kế căn nhà do người chủ trao tặng.
Với trường hợp này, tòa ra phán quyết số tài sản của ông cụ sẽ được chia lại cho những người thừa kế hợp pháp thứ nhất là vợ chồng, con cái, cha mẹ. Sau đó, hàng thừa kế thứ hai là anh chị em, ông bà nội ngoại. Do phạm vi thừa kế hợp pháp không bao gồm người giúp việc. Nên trong tình huống này, Tiểu Vũ sẽ không nhận được tài sản gì.
Theo Toutiao
Nguồn: Sưu Tầm internet
Leave a Reply