Không phải nói cũng biết, con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Trong hành trình trưởng thành của con, phụ huynh lúc nào cũng ôm những trăn trở, lo lắng con cái sẽ đi lầm đường.
Mới đây, trong một nhóm phụ huynh TP.HCM với hơn 340 nghìn lượt theo dõi, một người mẹ đã bày tỏ sự lo lắng của mình với tình hình học tập của con trai. Thậm chí, vị này còn bày tỏ mình đang rơi vào bế tắc sau loạt biểu hiện của con ở trường, ở lớp.
Được biết con vị này vừa lên lớp 6 trong năm nay. Trước đó ở bậc tiểu học, cậu bé có học lực Khá. Thế nhưng sau 3 tháng học THCS, cậu bé lại càng ngày càng thiếu tập trung trong học tập, về nhà làm bài tập thì qua loa, trên lớp lại bày trò nghịch ngợm. Kết quả là suốt 3 tháng vừa qua, các bài kiểm tra của con trai chị đều đạt điểm thấp lẹt đẹt.
Trước tình hình của học sinh, GVCN cũng liên tục nhắn tin thông báo cho phụ huynh. Đáng chú ý, nhiều lúc con trai vị này còn có thái độ ngang bướng, không ghi chép bài, cãi lại thầy cô.
“Tôi cũng nói chuyện nhỏ nhẹ với con rất nhiều lần nhưng kiểu con nghe và vâng cho có. Về nhà, nếu tôi không nhắc nhở con ngồi vào bàn học thì chẳng bao giờ thấy con tự giác cả. Ngày ngày cô nhắn tin phản ánh, tôi trả lời cô nhiều cũng ngại, về nói chuyện với con có, mắng mỏ có mà con không thay đổi. Giờ thật sự tôi không biết phải làm sao nữa”, người mẹ bất lực chia sẻ.
Bên dưới phần bình luận, nhiều phụ huynh để lại lời khuyên cho người mẹ này. Không ít người thừa nhận đây là vấn đề “muôn thuở” mà nhiều bậc cha mẹ từng gặp phải. Liên quan đến vấn đề này, gia đình cần có biện pháp để giúp con đi đúng hướng.
– Mẹ thử nói chuyện xem con muốn gì ạ, không muốn học thì cứ cho nghỉ 2 ngày đi bán vé số (lúc đó nhờ mấy chú nhìn dữ dữ ra nạt cho mấy câu). Bài vở thì phụ huynh phải trực tiếp kiểm tra đôn đốc con mỗi ngày, hoặc thuê gia sư kèm, chứ trên lớp bạn không hiểu bài thì về không biết làm, tâm lý chán nản, muốn tự do…
– Vấn đề này 100 phụ huynh thì 90 phụ huynh mắc phải rồi. Nó đã nằm ở tư tưởng và tâm lý, giờ muốn chữa phải cần ít nhất cả năm mới chữa được.
– Cho em hỏi dạo gần đây bé sử dụng nhiều điện thoại và ba mẹ ít trò chuyện quan tâm con đúng không mẹ? Mẹ dẫn bé đi đến nơi con thích rồi ngồi nói chuyện từ tốn với con xem sao. Em đã thử với bé nhà em thì bé chịu hợp tác và lắng nghe hơn. Sau đó, em ghi nhận những thay đổi của con rồi dần dần thấy con cũng chủ động tâm sự với mình những khó khăn hơn. Em thấy sau khi nghe ý kiến của giáo viên, chị cũng cần lắng nghe thêm ý kiến của con nữa cho đa chiều.
– Mình nghĩ trước tiên, mẹ đừng nghiêm túc khuyên bảo luôn mà hãy hỏi han và rủ con đi cà phê hay đến những nơi con thích. Ở đó thì trao đổi nhẹ nhàng nhằm tìm hiểu về tâm tư, tình cảm của con: Mong muốn của con là gì? Con có đang gặp khó khăn gì? Có mất căn bản môn nào dẫn đến chán nản không? Hay có bị thầy cô nào để ý không?… Rồi tiếp cận 1 vài bạn thân của con để tìm hiểu xem con có chia sẻ gì với bạn bè không, vì trẻ thường dễ cảm thông với nhau hơn là với gia đình. Tóm lại, cha mẹ hãy cố gắng làm bạn với con.
– Lớp 6 là nền tảng của cấp 2, cách học khác hẳn cấp 1 và dĩ nhiên khó hơn nhiều, nếu không học hành đàng hoàng thì rất dễ bị mất căn bản, càng lên lớp trên càng chán nản, và cháu đã có biểu hiện mất căn bản nên chán học. Nếu có điều kiện hãy cho con đi học thêm những môn khó như Toán, Anh, Văn để nó bớt thời gian chơi lại, kiểm soát điện thoại… Qua lớp 6 thì có khi trở lại trạng thái bình thường.
Cha mẹ nên làm gì khi con có thái độ học tập, ý thức kém?
Khi con có thái độ học tập và ý thức kém trong học tập, cha mẹ có thể thực hiện những bước sau để cải thiện tình hình:
1. Tìm hiểu nguyên nhân: Cha mẹ cần trò chuyện và lắng nghe con để tìm hiểu lý do con có thái độ không tốt đối với việc học. Đôi khi, có thể là do áp lực, mất hứng thú, hoặc có vấn đề gì đó tại trường học hay với bạn bè.
2. Đặt mục tiêu cụ thể: Xác định mục tiêu học tập rõ ràng cùng con. Mục tiêu này nên được chia nhỏ thành các bước cụ thể để con dễ dàng theo dõi và đạt được.
3. Tạo động lực: Khích lệ con bằng cách sử dụng các phương pháp tích cực như khen ngợi, thưởng cho những nỗ lực và thành tích học tập của con.
4. Tăng cường sự hỗ trợ: Cung cấp cho con sự hỗ trợ cần thiết, có thể là việc thuê gia sư, thảo luận với giáo viên để có thêm lời khuyên, hoặc cùng học với con ở nhà.
5. Có những quy tắc rõ ràng: Thiết lập quy tắc rõ ràng và nhất quán về thời gian học và giải trí. Nếu con không tuân thủ, cần có hậu quả thích đáng để con hiểu rằng việc học là nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân.
6. Thay đổi môi trường học tập: Đôi khi việc thay đổi không gian học tập tại nhà hoặc sắp xếp lại lịch trình có thể giúp cải thiện thái độ học tập của con.
7. Làm gương: Cha mẹ nên thể hiện thái độ tích cực và nghiêm túc đối với việc học tập và công việc hàng ngày của mình để làm gương cho con.
8. Tạo điều kiện cho hoạt động ngoại khóa: Hỗ trợ con tham gia các hoạt động ngoại khóa mà con yêu thích, có thể giúp con tìm lại niềm đam mê và cải thiện tinh thần.
9. Hợp tác với nhà trường: Đối thoại với giáo viên và nhà trường để hiểu rõ hơn về tình hình học tập của con và cùng nhau tìm hướng giải quyết.
10. Tôn trọng và khích lệ sự độc lập: Khuyến khích con tự lập kế hoạch học tập và tự giải quyết vấn đề, từ đó giúp con phát triển ý thức trách nhiệm với việc học.
Tổng hợp
Nguồn: Sưu Tầm internet