MV “Mình yêu nhau từ kiếp nào” do nhóm học viên khoá VFX MAAC thực hiện
Khi các dự án điện ảnh đình đám quốc tế bắt đầu “gọi tên” đội ngũ, Artist Việt nhiều hơn, bức tranh toàn cảnh về một thị trường triển vọng, sôi nổi hơn đã dần rõ ràng và rực rỡ hơn hẳn. Đây cũng là lúc đội ngũ tài năng Việt cần có một lộ trình nghề nghiệp toàn diện để sẵn sàng cho những cơ hội vẫn đang nở rộ từng ngày.
Chương trình đào tạo bài bản, mang đến nền tảng chuyên môn vững chắc
Thay cho những lựa chọn đơn lẻ về kỹ năng Editor (biên tập); kỹ năng sử dụng Nuke, Houdini,… Học viện MAAC chủ trương mang đến một chương trình bài bản để người học có thể tiếp thu toàn diện những kỹ năng, kiến thức bền chắc nhất mà một VFX Artist tự tin đảm nhiệm vai trò của bản thân trong một đội ngũ hậu kỳ chuyên nghiệp.
Trong năm 2024, chương trình đào tạo ngành VFX của MAAC, sau khi được nhượng quyền từ Tập đoàn Aptech (Ấn Độ) và tinh chỉnh bởi các chuyên gia tại Học viện, được áp dụng với 3 học kỳ chính gồm: Digital Film Making – Làm phim kỹ thuật số với các khâu biên tập video, âm thanh và hậu kỳ cơ bản; Maya – phần mềm chuyên dụng được sử dụng trong VFX nhằm thiết kế và tạo mô hình, tạo chất liệu bề mặt vật thể, tạo chuyển động, ánh sáng,…; Advanced Compositing – Xử lý giai đoạn hậu kỳ và thực hiện các hiệu ứng nâng cao cùng hai phần mềm chuyên dụng Nuke, Houdini.
Học viên MAAC tham gia vào đội ngũ hậu kỳ của phim Money Heist
Hoàn thành 3 học kỳ tại MAAC, học viên còn thực hiện Đồ án tốt nghiệp là sản phẩm thể hiện phong cách của bản thân, ứng dụng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong quá trình học tập. Đây vừa là minh chứng của học quá trình học tập hiệu quả, vừa giúp học viên “làm dày” portfolio và showreel của bản thân để tự tin ứng tuyển trước các studio, đơn vị sản xuất danh tiếng trong ngành.
Cơ hội thăng tiến cho tài năng trẻ từ định hướng quốc tế của Học viện MAAC
Không dừng lại ở việc cập nhật các ứng dụng công nghệ phổ biến hiện thời, Học viện MAAC cũng nỗ lực “chạy đà” nhằm đón đầu các xu thế công nghệ của thế giới. Gần đây, Học viện cùng Tập đoàn Aptech (Ấn Độ) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về Virtual Production (công nghệ ảo), cụ thể là công nghệ phim trường ảo trong nền công nghiệp điện ảnh. Ông Abir Aich – Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Aptech cho biết, chương trình đào tạo công nghệ ảo đang được triển khai mạnh mẽ tại Ấn Độ và nếu có điều kiện trong tương lai, sẽ chuyển giao về Việt Nam, đặc biệt là MAAC với tư cách là địa điểm đào tạo nhân lực chất lượng cao về Phim trường ảo tại Việt Nam hiện tại.
Bên cạnh việc tiếp nhận một chương trình bài bản, chuyên sâu và toàn diện, học viên tại MAAC cũng được thụ hưởng môi trường học tập hiện đại với hệ thống máy tính tiên tiến, có khả năng phục vụ quá trình học tập, thực hành chuyên sâu. Ngoài giờ học, học viên còn được sử dụng các phòng studio Chroma Room, thiết bị Motion Capture, phòng lab cùng các thiết bị quay phim, chụp ảnh hiện đại để trau dồi kỹ năng.
Hệ thống máy tính hiện đại đồng hành cùng học viên trong quá trình học tập
Hiện tại, học viên VFX tại MAAC còn được trải nghiệm các hoạt động chuyên sâu như Over Artist’s Shoulder – trực tiếp trải nghiệm quá trình làm việc của artist chuyên nghiệp; các lớp học Motion Capture – ứng dụng đưa chuyển động của diễn viên vào mô hình 3D; các talkshow cùng những chuyên gia từ các studio hàng đầu như Zodiac II, Synapse Studio, Bad Clay Studio,.. Giúp các bạn nâng cao trải nghiệm học tập, kết nối cùng doanh nghiệp để chuẩn bị cho một sự nghiệp thăng hoa cùng lĩnh vực VFX.
Được biết, Học viện MAAC tuyển sinh khoá VFX hàng tháng, đồng thời triển khai chương trình Học bổng MAAC Creative Scholarship nhằm hỗ trợ các tài năng trẻ thêm động lực và tự tin theo đuổi đam mê.
Nguồn: Sưu Tầm internet