* Họ tên nhân vật đã được thay đổi, hình ảnh hiện trường trong bài chỉ mang tính minh họa, không phải hình ảnh thực tế.
Một nam nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Thanh Hoa phớt lờ sự can ngăn của cha mẹ và đến Mỹ du học. Tuy nhiên, anh đã bị tai nạn và qua đời trong một chuyến bay vào năm 2017. Cảnh sát đã đến hiện trường vụ tai nạn nhưng không tìm thấy bất kì tung tích nào của anh.
Còn cha mẹ anh ở quê nhà xa xôi, đối mặt với đứa con trai duy nhất chết thảm vì rơi máy bay, chỉ buông một câu ngắn ngủi: “Nó đáng bị thế, cứ để nó ở lại Mỹ mãi mãi đi”.
Giữa anh và cha mẹ có mâu thuẫn gì mà tình thân lại nhạt nhòa đến thế? Và tại sao anh lại rơi khỏi trực thăng, sống không thấy người, chết không thấy xác?
01
Quyết định táo bạo và sự phản đối kịch liệt
Trương Vũ (đến từ Trường Xuân, Trung Quốc), từ nhỏ đã học giỏi, ngoan ngoãn nghe lời, là đứa con ngoan hiếu thảo khiến cha mẹ tự hào. Sau khi tốt nghiệp Thanh Hoa vào năm 2011, anh không vội đi làm mà muốn tiếp tục học lên cao.
Bố mẹ chấp nhận đề nghị của anh và hết lòng ủng hộ. Nhưng sau đó, một chuyện xảy ra khiến cha mẹ vô cùng thất vọng về cậu con trai mà họ hết mực yêu thương này.
Trương Vũ là con một, từ nhỏ đã được cưng chiều, cha mẹ hết lòng hết dạ với anh, dành cho anh một sự quan tâm đặc biệt. Một ngày nọ, Trương Vũ tìm đến bố mẹ, ấp úng nói ra quyết định muốn du học Mỹ. Đây là lần đầu tiên Trương Vũ nói chuyện với cha mẹ bằng giọng điệu kiên quyết như vậy. Đáng tiếc là mẹ anh sau khi nghe xong thì suy sụp tinh thần. Bà lớn tiếng phản đối việc con trai đi xa như thế.
Còn cha anh thì im lặng ngồi trên ghế sô pha, không nói một lời. Ánh mắt phẫn nộ, thỉnh thoảng lại liếc nhìn Trương Vũ.
Trương Vũ biết cha mẹ sẽ không dễ dàng đồng ý cho mình rời đi, nhưng anh như đã hạ quyết tâm, không để ý đến mẹ đang gào thét, bố đang tức giận, sải bước ra khỏi phòng.
Trương Vũ đã làm một đứa con ngoan ngoãn quá lâu, lần này, anh muốn thoát khỏi cha mẹ, thực sự trưởng thành. Mọi người đều cảm thấy khó hiểu trước sự lựa chọn của anh, nhưng anh không muốn bận tâm đến suy nghĩ của người khác mà khiến bản thân phải chịu ấm ức. Anh hy vọng một ngày nào đó có thể thoát khỏi sự kìm kẹp của cha mẹ, sống thật thoải mái cho bản thân. Bởi vì trong sâu thẳm tâm hồn, anh khao khát tự do, khao khát bầu trời, khao khát được bay lượn.
Vì vậy, anh đã suy nghĩ rất lâu, mới lấy hết can đảm, đưa ra quyết định như vậy.
Hôm đó, anh mang theo số tiền mình dành dụm được, lên máy bay đến Mỹ. Không có người thân tiễn đưa, cũng không có lời chúc phúc, ôm hôn, anh lẻ loi một mình bước trên con đường đến xứ người.
02
Nỗi sợ hãi vô hình và bi kịch gia đình
Từ ngày Trương Vũ sinh ra, cha mẹ đã dồn hết tâm sức vào anh. Mọi hành động động của Trương Vũ đều nằm trong tầm kiểm soát của họ. Ăn bao nhiêu cơm, uống bao nhiêu nước, ăn bao nhiêu hoa quả, đi vệ sinh mấy phút, thậm chí ngủ mấy tiếng đồng hồ cũng đều phải nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ.
Trương Vũ cứ ngỡ rằng sau khi tốt nghiệp, anh có thể tự quyết định cuộc đời mình. Nhưng không ngờ, bố mẹ lập tức sắp xếp cho anh đi xem mắt, quy định rõ ràng thời gian kết hôn, sinh con. Anh cảm thấy cuộc sống này thật ngột ngạt, căng thẳng, nếu không chạy trốn, anh sẽ không nhịn được mà phát điên.
Đến Mỹ, anh gọi điện cho mẹ, hy vọng nhận được sự tha thứ nhưng thứ anh nhận được chỉ là những lời trách mắng lạnh lùng, thậm chí đe dọa đoạn tuyệt quan hệ từ mẹ. Trương Vũ không biết phải trả lời thế nào, bởi vì đúng là anh đã quá mệt mỏi với bố mẹ mình rồi. Từ đó về sau, Trương Vũ mất liên lạc với gia đình.
Năm 2017, Trương Vũ theo học tiến sĩ tại Đại học Michigan (Mỹ). Chuyên ngành của anh là trí tuệ nhân tạo và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Ngoài ra, anh còn là thực tập sinh của Google và Microsoft. Tuy nhiên, sở thích và đam mê lớn nhất của anh lại là phi công.
Mỗi khi nhìn thấy những chú đại bàng bay lượn tự do trên bầu trời, anh đều cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ. Vì vậy, anh ôm ước mơ được chạm đến bầu trời giống như những chú đại bàng đó. Trương Vũ đi học lái bay và thành công thi được chứng nhận phi công tư nhân.
Sau đó, anh thường xuyên đưa bạn bè bay lượn trên bầu trời nước Mỹ. Mỗi khi nhìn ngắm núi non, sông nước, con người từ trên cao, anh đều có một cảm giác tự do tuyệt đối, đó là điều mà anh hằng mơ ước từ nhỏ.
Trương Vũ kết hôn ở Mỹ, vợ anh cũng là cựu sinh viên Thanh Hoa, hai người tâm đầu ý hợp, tính cách bù trừ cho nhau, có thể nói là một cặp trời sinh. Vào ngày cưới, có một chuyện khiến anh băn khoăn. Anh không biết có nên gọi điện cho bố mẹ ở quê nhà, để bố mẹ sang Mỹ chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc này hay không.
Anh sợ bị từ chối, càng sợ bị mắng nhiếc. Cuối cùng, anh đã từ bỏ ý định này, anh sợ bố mẹ sẽ đột nhiên nổi khùng lên, phá hỏng đám cưới của anh trong thời khắc quan trọng này.
Bố mẹ anh sau khi nghe tin anh đã kết hôn ở Mỹ thì chết lặng, họ gọi cho Trương Vũ, cuộc gọi cuối cùng trong đời.
03
Nỗi ám ảnh quá khứ và sự tự giải thoát
“Con thực sự không định về nước sao? Cũng không định nhận chúng ta nữa sao? Con thực sự nhẫn tâm như vậy sao?”.
“Bố mẹ, xin lỗi, có thể con sẽ định cư ở Mỹ, sau này sẽ không quay về nữa”.
“Con nhẫn tâm thật đấy, đối xử với bố mẹ đã nuôi nấng con như vậy sao? Ngay cả kết hôn cũng không báo cho chúng ta biết”.
“Con…”.
Trương Vũ không biết giải thích thế nào, bởi vì những lời bố mẹ nói cũng là sự thật. Cuộc gọi của mẹ khiến anh bỗng nhớ lại những cay đắng mình phải chịu đựng khi còn nhỏ: vì đi vệ sinh quá hai phút mà bị mẹ lôi ra mắng nhiếc, vì ăn cơm rơi vài hạt cơm ra bàn mà bị mẹ úp cả bát cơm lên đầu. Anh vẫn nhớ như in, cơm đầy đầu, nước mắt đầy mặt và nỗi sợ hãi tột cùng.
Mẹ đặt ra quy định cho tất cả mọi việc, anh ở trong cái quy định đó, không dám vượt quá giới hạn một bước nào. Mẹ rất nghiêm khắc với anh, cũng rất quan tâm đến anh. Để có nhiều thời gian ở bên anh, mẹ anh thậm chí còn nghỉ việc, ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc anh.
Để anh yên tâm học hành, mẹ anh cũng thuê nhà gần trường, đồng hành cùng anh cho đến khi tốt nghiệp đại học. Đối với mẹ anh, bà đã dành cả cuộc đời mình cho anh. Nhưng đối với Trương Vũ, anh đã đánh mất cả tuổi thơ của mình.
Còn bố anh, là người ủng hộ và đi theo mẹ anh một cách triệt để. Chỉ cần là lời mẹ anh nói, bố anh đều răm rắp nghe theo. Vì vậy, Trương Vũ không có ai giúp đỡ, cũng không biết cầu cứu ai.
Sau khi mẹ cúp máy, Trương Vũ mới nhận ra rằng, bố mẹ thật sự muốn đoạn tuyệt quan hệ với mình. Anh nhớ lại từng câu từng chữ mẹ nói với mình, càng cảm thấy khó chịu. Hôm đó, anh một mình lái máy bay lên trời. Nhưng máy bay đột nhiên mất kiểm soát, bay qua biên giới, rơi xuống bầu trời Canada.
Chiếc máy bay cuối cùng đã rơi xuống một khu rừng rậm rạp ở tỉnh Ontario. Nhưng khi lực lượng cứu hộ đến hiện trường vụ tai nạn, họ không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của Trương Vũ, điều này khiến người ta vô cùng khó hiểu. Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện trong cabin máy bay bị rơi có đồ đạc cá nhân của Trương Vũ. Và khi máy bay bị rơi, một cánh cửa của máy bay đã được mở từ bên trong. Tất cả những sự trùng hợp này đều cho thấy vụ tai nạn máy bay rơi này không hề đơn giản.
Sau khi phân tích, rất có thể Trương Vũ đã bật chế độ lái tự động của máy bay, sau đó chủ động mở cửa cabin và nhảy xuống. Nói cách khác, Trương Vũ đã tự sát. Sau khi Trương Vũ nhảy xuống, máy bay tự động lái thêm một đoạn, cuối cùng bay qua biên giới, do hết nhiên liệu nên đã bị rơi.
04
Sự thật đau lòng và lời từ chối phũ phàng
Nhưng nếu đúng như vậy, tại sao Trương Vũ lại tự sát? Rõ ràng anh có học vấn tốt, có tiền đồ rộng mở, lại có người vợ tâm đầu ý hợp, yêu thương anh hết mực. Nếu muốn, anh hoàn toàn có thể sống một cuộc sống hạnh phúc, tận hưởng cuộc đời tự do tự tại. Vậy mà một người như vậy, lại tự tay kết liễu mạng sống của mình ở tuổi 27.
Sau đó, vợ anh đã tìm thấy bức thư tuyệt mệnh của anh ở nhà: “Đừng buồn vì sự ra đi của anh, đây là ý nguyện của anh, cũng là sự giải thoát cho anh”.
Vợ anh cho biết, Trương Vũ lâu nay vẫn luôn mắc chứng trầm cảm nặng. Và nguồn gốc của căn bệnh trầm cảm này chính là bố mẹ anh, những người mà anh đã không còn liên lạc.
“Anh ấy thường xuyên buồn bã vì không xử lý tốt mối quan hệ với bố mẹ, đây là tâm bệnh của anh ấy bấy lâu nay”, vợ anh nói với điều tra viên.
“Vậy trước đây, anh ấy có ý định tự tử không?”.
“Chưa bao giờ, anh ấy chỉ thường xuyên lén lút khóc”.
Sau khi rời khỏi nhà, Trương Vũ tưởng chừng như đã có được tự do, nhưng anh lại luôn mang trong mình gánh nặng của lương tâm, luôn cảm thấy bất an. Anh luôn nhớ câu nói “cắt đứt quan hệ mẹ con” của mẹ, luôn nhớ ánh mắt căm hận của bố khi nhìn mình. Anh cứ nghĩ bố mẹ rồi cũng sẽ hiểu cho nỗi khổ tâm và hành động của mình, nhưng không ngờ, bố mẹ anh vẫn luôn không tha thứ cho việc anh tự ý bỏ đi năm xưa.
“Anh ấy từng nói, mỗi ngày anh ấy đều thức dậy trong sự tuyệt vọng”, vợ anh tiếp tục hồi tưởng lại với cảnh sát.
Bốn năm sau, vào tháng 12/2021, một người đàn ông phát hiện ra một thi thể được bọc kín trong quần áo tại một bãi săn bắn ở Michigan. Qua giám định ADN, xác định đó chính là Trương Vũ, người đã mất tích bấy lâu nay. Nhưng khi cảnh sát liên lạc với bố mẹ Trương Vũ, khuyên họ đến nhận thi thể con trai thì bố mẹ Trương Vũ lại nói một câu lạnh lùng đến rợn người: “Cứ để nó ở lại Mỹ đi, đó là ý nguyện của nó”.
Giọng nói lạnh nhạt, nghe không có chút đau buồn nào, chỉ có sự căm hận không bao giờ nguôi ngoai.
05
Bài học đau lòng
Câu chuyện của Trương Vũ là một bi kịch đầy đau lòng, phản ánh rõ ràng vấn đề giao tiếp và mâu thuẫn trong gia đình. Rõ ràng, bài học đầu tiên chúng ta có thể rút ra từ đây là tầm quan trọng của việc lắng nghe và tôn trọng quyết định của người khác, kể cả khi họ là con cái của chúng ta. Cha mẹ có thể có ý tốt, nhưng việc áp đặt ý muốn của họ một cách quá mức có thể gây ra áp lực đáng kể và mất mát tự do cá nhân.
Thứ hai, câu chuyện này cũng cho thấy tác động của áp lực gia đình đối với sức khỏe tâm thần. Trương Vũ đã chịu đựng trầm cảm nặng do không thể giải quyết mâu thuẫn với bố mẹ mình. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp khi cảm thấy tuyệt vọng hoặc mất kiểm soát về cảm xúc.
Cuối cùng, chúng ta cũng học được rằng hành động của mỗi người đều có hậu quả. Quyết định của Trương Vũ rời bỏ gia đình có thể đã mang lại một cảm giác tự do nhất thời, nhưng cuối cùng nó cũng tạo ra một gánh nặng lương tâm mà anh không thể giải thoát. Đồng thời, phản ứng phủ phàng và thiếu thông cảm của cha mẹ anh sau cái chết của anh cũng là một bài học về sự thứ tha và yêu thương vô điều kiện mà chúng ta cần nuôi dưỡng trong mọi mối quan hệ.
Kết luận, từ câu chuyện bi thảm này, mỗi chúng ta cần nhìn nhận lại cách thức mình tương tác và ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là trong gia đình. Sự thông cảm, hỗ trợ và độc lập tinh thần là những yếu tố cần thiết để xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh và hạnh phúc.
Nguồn: 163.com
Nguồn: Sưu Tầm internet