Cha mẹ chính là tấm gương lớn nhất cho con cái. Trong suốt những năm đầu đời, con sẽ bắt chước y chang tính cách, lời nói đến thái độ sống của ba mẹ. Hiểu được điều đó, bà mẹ này đã quyết định sẽ dạy con thông qua những hoạt động trong cuộc sống thường ngày.
Không hiếm bắt gặp cảnh nhà cửa bừa bãi, bề bộn trong nhiều gia đình hiện nay. Trẻ không biết sắp xếp đồ đạc, bàn học chất đống, quần áo lôi thôi… cũng chính vì thói quen, nề nếp đã giữ từ lâu. Lâu dần, con cảm thấy đó là điều bình thường, bẩn một chút cũng… chẳng sao. Tuy nhiên, nó hình thành nếp sống xấu, ảnh hưởng đến tương lai sau này khi con ra ngoài gặp gỡ, ở trọ… cùng nhiều người khác.
MC Diệp Chi ý thức điều này và luôn dạy con về tính ngăn nắp, sạch sẽ ở bất kì không gian sống nào trong nhà.
Phụ nữ mà, phải sạch gọn chứ, tính này các bé sẽ “lây” từ mẹ đó
Về nhà cái là phải lao vào dọn dọn, dẹp dẹp liền ạ. Mình thích dọn lắm, chẳng hiểu sao nữa! Cái tính lọ mọ bắt đầu từ hồi cấp 2. Ngày đó mẹ toàn trêu bé Diệp quét nhà siêu lâu vì mỗi lần quét là đưa chổi chầm chậm, cúi rạp người, ngó từng ngóc ngách dưới bàn, dưới ghế, dưới gầm giường.
Sau này xa nhà đi học, đi làm thì kể cả về muộn, mệt đến mấy, thấy nhà chưa sạch gọn như ý là cũng phải lao vào dọn ngay. Có khi dọn xong, nhìn ra thì trời đã sáng. Cái tính sạch gọn cũng dễ “lây” đó ạ. Điển hình là những người sống cùng nhà với mình không ai… bừa bộn được. Mình dọn thì cả nhà cũng phải gọn, góc của ai người nấy phụ trách và khi một người làm thì tất cả đều phải xúm vào giúp. Lâu lâu nó thành “nếp” của gia đình luôn đó.
Em bé Sumo “lây” sự gọn gàng từ mẹ.
Cách đơn giản nhất để bếp luôn gọn sạch là sử dụng xong khu vực nào gọn ngay khu vực đó. Máy móc, các ngăn kéo, ô tủ mình vệ sinh sạch sẽ hàng tuần. Các chai lọ mình cũng lau ngay sau khi dùng để không bị dây chất lỏng hay dầu mỡ ra bề mặt ngăn tủ trữ đồ. Không phải ngẫu nhiên mà bếp sạch, bếp gọn, tất cả là từ công người xếp sắp, giữ gìn hết ạ. Chịu khó gọn sạch mỗi ngày thì cả nhà luôn có không gian thoáng đãng, dễ chịu để tận hưởng, đồ dùng sạch sẽ để sử dụng, đúng không?
Hời nhất là các bạn bé sẽ được “lây” tính sạch sẽ, ngăn nắp từ mẹ để sau này sắp xếp gọn ghẽ cuộc sống của riêng mình đó.
Phụ nữ mà, phải sạch phải gọn chớ!
Con có thói quen gọn gàng dù phòng nhiều đồ đạc
“Sáng dậy thấy góc phòng em xinh quá nên mẹ xin chụp vài tấm. Có cô con gái ngăn nắp, khéo tay, biết khiến mình và những nơi mình hiện diện xinh hơn là mẹ thấy may mắn lắm. Những thói quen tưởng như nhỏ nhưng sau này lớn lên sẽ giúp cho cuộc sống của mình nhiều lắm đó”, Diệp Chi tâm sự.
Nữ MC chia sẻ, dù không gian riêng có nhiều đồ đạc nhưng phòng ngủ của con cái luôn gọn gàng. Nguyên nhân là bởi Sumo có tính tự giác và chăm chỉ dọn nhà. Cô cũng nhắn nhủ đến các mẹ nên dạy con cái tính cách này từ nhỏ bởi nó sẽ hình thành thói quen và duy trì cho tới lúc con lớn lên.
Những điều tưởng như nhỏ này lại giúp con biết cách sắp xếp, gọn gàng hơn trong cuộc sống. Nhờ đó mà mọi việc cũng thuận lợi hơn.
Theo các chuyên gia, ngay từ nhỏ, trẻ cần được dạy về kỹ năng gọn gàng, ngăn nắp. Bởi, kỹ năng này sẽ rất hữu ích cho cuộc sống, kỹ năng này sẽ rất hữu ích cho cuộc sống, tạo tiền đề cho thành công của trẻ ở tương lai.
Dạy trẻ cách sống gọn gàng, ngăn nắp sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình. Khi biết cách sắp xếp đồ dùng một cách gọn gàng ngăn nắp, trẻ sẽ biết cách để bảo quản các đồ vật.
Tại sao nên để con thấy sự khác biệt giữa hậu quả của sự bừa bộn và lợi ích của việc gọn gàng?
Sự ngăn nắp, gọn gàng không chỉ giúp trẻ em biết cách tổ chức công việc và các hoạt động trong đời sống mà còn là nền tảng cho sự thành công về sau của chúng. Tuy nhiên, điều này thường bị nhiều phụ huynh lờ đi.
Có bao giờ các bậc phụ huynh tự hỏi bản thân khi nào thì sẽ dừng việc liên tục dọn dẹp đồ chơi, quần áo và sách vở cho con cái không? Nếu câu trả lời là có, thì có lẽ đã đến lúc họ cần xem xét lại cách dạy dỗ của mình. Bởi nếu tình trạng này tiếp diễn, có nghĩa là trẻ không được học cách tự giác và phụ huynh chưa thành công trong việc xây dựng nền tảng kỷ luật cho con.
Trẻ em nếu được giáo dục trở nên ngăn nắp, gọn gàng từ nhỏ sẽ không làm cha mẹ phải vất vả dọn dẹp và sẽ nắm bắt được kỹ năng quan trọng này cho tương lai, biết cách tổ chức công việc và sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, lý trí. Việc hình thành thói quen sống gọn gàng từ sớm sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi và phát triển.
Đa số quan điểm đều cho rằng trước tuổi 3 là giai đoạn trẻ bắt đầu nhận thức, quan sát và chú ý đến môi trường xung quanh. Do đó, cha mẹ cần phải có những phương pháp riêng biệt để rèn luyện cho con về cả hành động lẫn tư duy, giúp trẻ nhận ra sự khác biệt giữa cảnh hỗn độn và lợi ích của việc sống ngăn nắp.
Làm sao để dạy con tính gọn gàng, ngăn nắp ngay từ thuở nhỏ?
– Để dạy con gọn gàng, ngăn nắp, trước hết, phụ huynh cần làm gương cho con bằng cách giữ cho ngôi nhà và không gian sống luôn sạch sẽ, có trật tự.
– Cần thiết lập quy tắc cụ thể: Mỗi đồ vật đều có nơi riêng của nó và sau khi sử dụng xong phải để đúng chỗ.
– Cho trẻ tham gia vào việc dọn dẹp từ nhỏ: Biến việc dọn dẹp thành trò chơi, tạo điều kiện cho trẻ có cảm giác thích thú khi làm sạch và gọn gàng.
– Tạo lịch trình cố định: Dành ra thời gian nhất định mỗi ngày hoặc tuần để cùng con dọn dẹp, từ đó hình thành thói quen. Khen ngợi mỗi khi trẻ làm theo đúng quy tắc, từ những việc nhỏ nhất như xếp đồ chơi sau khi chơi, cho đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.
– Dạy trẻ cách tự quản lý: Ví dụ, có thể dùng hộp đựng có ghi nhãn để trẻ tự phân loại và cất đồ chơi.
– Học cách nhượng bộ: Không phải lúc nào cũng nên ép trẻ quá mức, hãy để cho trẻ có không gian riêng và học cách tự sắp xếp từ từ. Gợi ý cho trẻ về cách sắp xếp hợp lý, giúp trẻ nhận thức được mức độ quan trọng của việc gìn giữ đồ đạc.
– Mẫu giáo và trường học cũng có vai trò quan trọng, cha mẹ nên phối hợp chặt chẽ với giáo viên để duy trì sự nhất quán trong việc giáo dục trẻ.
– Kiên nhẫn và nhất quán: Việc hình thành thói quen cần thời gian, không nên vội vàng hoặc nản lòng nếu trẻ không ngay lập tức thay đổi.
– Tập cho trẻ sự tự lập: Khuyến khích trẻ tự mình sắp xếp quần áo, sách vở và đồ chơi, từ đó phát triển kỹ năng tự chủ.
– Tránh quá mức kiểm soát: Không nên dọn dẹp thay trẻ hoặc sửa chữa mọi thứ mà trẻ đã cố gắng làm, điều này có thể làm mất đi động lực của trẻ.
– Đặt giới hạn về số lượng đồ chơi và quần áo: Giúp trẻ không bị quá tải và dễ dàng quản lý hơn. Chú ý đến việc đưa ra hình phạt hoặc hậu quả phù hợp nếu trẻ không tuân thủ các quy tắc đã đặt ra, giúp trẻ hiểu rõ ràng hơn về việc tuân thủ kỷ luật.
– Cuối cùng, hãy chú trọng vào việc dạy dỗ bằng cách hiểu và lắng nghe nhu cầu của trẻ, từ đó có cách tiếp cận phù hợp nhất với từng đứa trẻ.
Nguồn: Sưu Tầm internet