Gần đây, một sự việc đáng chú ý đã diễn ra đối với bà Mao, một người phụ nữ là chủ cửa hàng hoa tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Theo đó, cửa hàng của bà nhận được một đơn khủng khi khách yêu cầu đặt một hộp quà là hoa tiền mặt trị giá 52.000 nhân dân tệ (hơn 180 triệu đồng). Người này cho biết hộp quà khủng này được dùng để cầu hôn. Người khách này còn hỏi số tài khoản ngân hàng của bà để chuyển trước số tiền cần thiết và chi phí tiền công cho món quà của mình. Tưởng đây là khách “sộp”, bà Mao lập tức thảo luận và lập tức đi rút tiền để làm bó hoa được yêu cầu.
Tuy nhiên, chỉ một giờ sau khi giao bó hoa, bà Mao phát hiện ra tài khoản ngân hàng của mình đã bị đóng băng.
Lúc này, bà Mao cực kỳ hoang mang và đã nhờ cảnh sát hỗ trợ. Sau khi cảnh sát vào cuộc điều tra đã xác định rằng số tiền mà bà Mao nhận được để làm hộp quà hoa tiền mặt là tiền bẩn từ hoạt động lừa đảo. Hiện vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
Dùng tiền được trang trí thành hoa, quà là hình thức phổ biến trong những năm gần đây (Ảnh minh họa)
Một trường hợp khác là Jin, chủ một cửa hàng quà tặng hoa khác, đã nhận yêu cầu làm hộp quà hoa tiền mặt từ một người đàn ông lạ qua WeChat vào ngày 16/12/2023. Người đàn ông này muốn gửi phong bì tiền mặt trị giá 15.000 nhân dân tệ (hơn 50 triệu đồng) trong hộp quà hoa cho bạn của mình. Mặc dù sau khi giao hàng, Jin đã nhận được thông báo từ ngân hàng rằng tài khoản của anh ấy đã bị ngân hàng phong tỏa do liên quan đến một vụ án.
Tương tự, bà Lưu, chủ một cửa hàng hoa đã đến đồn công an thuộc tỉnh Giang Tây để trình báo. Theo đó, bà đã nhận được đơn đặt hàng qua WeChat từ một khách hàng không rõ danh tính vào ngày 16/1/2024. Đơn đặt hàng là làm hộp quà hoa tiền mặt trị giá 10.000 nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đồng) dành làm quà bất ngờ cho mẹ của khách hàng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong yêu cầu, bà Lưu cũng phát hiện thẻ ngân hàng của mình bị đóng băng và đã yêu cầu sự giúp đỡ từ cảnh sát.
Hình thức lừa đảo này không chỉ được kẻ lừa đảo nhắm vào các cửa hàng hoa mà còn cả cửa hàng bánh. Ông Zhao, chủ tiệm bánh ở quận Yuyang, Ngọc Lâm, Thiểm Tây, cũng đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo tương tự vào ngày 26/1/2024. Theo đó, ông đã được một người lạ trên mạng đặt một chiếc bánh có chứa 35.000 nhân dân tệ (122 triệu đồng) tiền mặt để kỷ niệm ngày cưới và sau đó rơi vào trường hợp tương tự.
Bánh chứa tiền mặt cũng là chiêu lừa đảo rửa tiền được kẻ gian lợi dụng (Ảnh minh họa)
Theo cảnh sát, trò lừa đảo này đã lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều cửa hàng hoa và cửa hàng bánh khắp Trung Quốc. Đây thực chất là hành vi rửa tiền và phương thức rửa tiền này ngày càng trở nên phổ biến và các chủ cửa hàng cần hết sức cảnh giác khi nhận được một đơn hàng lớn bất ngờ.
Cảnh sát khuyến cáo các chủ cửa hàng cần thận trọng khi nhận các đơn đặt hàng lớn trực tuyến và ngoại tuyến, chuẩn hóa quy trình thu tiền, từ chối thanh toán từ nguồn không rõ và không tiết lộ thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân. Nếu phát hiện bất thường trong tài khoản, cần liên hệ ngay ngân hàng và cảnh sát để được hỗ trợ.
Nguồn: Sưu Tầm internet