Với suy nghĩ ngây ngô, thành thật, những gì học sinh tiểu học miêu tả thường đều là sự thật được chúng nhìn nhận bằng đôi mắt khách quan, trong sáng. Vậy nên mới có những bài văn thật hơn cả chữ “thật” khiến nhân vật chính muốn “độn thổ”, hay có trường hợp nhầm nhọt “chết người” như cậu bé ở Trung Quốc sau đây.
Được biết, khi được giao bài tập làm văn viết về một nhân vật yêu mến, một học sinh tiểu học đã chọn viết về chú Trương hàng xóm. Đáng nói, do cách đặt dấu sai nên bài văn này khiến người đọc hiểu theo một nghĩa mới, vô cùng “nguy hiểm”. Em này viết: “Hôm nay chú Trương đến nhà em chơi, nói em có thể ăn điểm tâm sau khi làm bài tập xong. Sau đó, chú Trương khen em làm bài rất khá, rồi ôm lấy mẹ em, mẹ nói chú cẩn thận. Chú lại hôn mẹ em, cũng hôn em nữa”.
Đọc tới đây, cô giáo cũng “toát mồ hôi” bởi học sinh này đã kể tất tần tật chuyện “thâm cung bí sử” của mẹ. Tuy nhiên sự thật không như em đã viết. Nguyên do là do mới bập bẹ học viết câu nên cậu bé này đã đặt sai dấu.
Nội dung chính xác của bài văn đáng ra phải là: “Hôm nay chú Trương đến nhà em chơi, mẹ nói em có thể ăn điểm tâm sau khi làm bài tập xong. Sau đó, chú Trương khen em làm bài rất khá, rồi ôm lấy em, mẹ nói chú cẩn thận. Chú lại hôn em, mẹ cũng hôn em nữa”.
Bài văn gây sóng gió
“Sai một ly đi một dặm” quả là quá chính xác cho trường hợp này. Nếu cô giáo không kịp chỉnh sửa và bài văn này lọt vào tay người bố thì chắc hẳn không thể tránh khỏi “sóng gió gia tộc”. Chú Trương hàng xóm lại càng khổ tâm bởi nằm không cũng dính “đạn”.
Ở Việt Nam, chuyện chỉ vì một dấu phẩy hay xuống dòng sai vị trí mà những biển báo, bảng hiệu trở nên hoàn toàn khác biệt khiến người xem không nhịn được cười cũng thường xuyên xảy ra. Đặt dấu câu sai sẽ dần đến việc người đọc sẽ hiểu sai nội dung thông điệp. Và đôi khi, hậu quả không chỉ là gây cười mà còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Nguồn: Sưu Tầm internet