Ngày cưới không chỉ là ngày hạnh phúc của cô dâu chú rể mà còn là ngày vui của hai gia đình, dòng họ. Vào những ngày này, mọi người thường tề tựu đông đủ để giúp đỡ cô dâu chú rể cùng tổ chức một buổi lễ thành hôn đáng nhớ.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải đám cưới nào cũng được tổ chức một cách suôn sẻ và hòa thuận. Minh chứng cho điều này phải kể đến đám cưới gần đây của em vợ tôi.
Tôi đứng ra tổ chức đám cưới cho em vợ, bố mẹ vẫn muốn tôi tặng thêm 5 chỉ vàng làm quà hồi môn
Chuyện em vợ tôi lập gia đình được bố mẹ vợ tôi thông báo cách đây 2 tháng. Vì nhà vợ họ hàng đều ở xa, bố mẹ đã lớn tuổi nên ngay từ đầu bố mẹ đã “bàn giao” cho vợ chồng tôi đứng ra tổ chức cho em.
Phần vì mừng cho em gái, phần vì nghĩ đây cũng là trách nhiệm của mình nên tôi chẳng nề hà việc gì. Biết điều kiện kinh tế em gái chưa vững, vợ chồng tôi đứng ra thu vén thuê tổ chức tiệc cưới cho em tươm tất đầy đủ.
Gần ngày cưới, bố mẹ vợ gọi riêng cho tôi nói rằng bố mẹ đã chuẩn bị một phần quà hồi môn cho em gái. Tuy nhiên, ông bà cho rằng vợ chồng tôi cũng nên chuẩn bị cho em ít vàng làm quà, ít nhất là 5 chỉ vàng để giữ thể diện cho nhà gái.
Ảnh minh họa
Nghe bố mẹ dặn dò tôi có chút khó chịu, tuy nhiên tôi cũng không tiện tranh cãi với bố mẹ vợ. Tôi định bụng để tối về bàn bạc riêng với vợ có gì nhờ vợ nói lại với bố mẹ. Bởi 1 năm nay vợ nghỉ thai sản không đi làm, thu nhập chính đều do mình tôi gánh vác. Giờ riêng khoản tiền tổ chức sự kiện tôi đã chi trả toàn bộ là 30.000 NDT (khoảng hơn 100 triệu đồng). Khoản tiền này tôi có nói với vợ sẽ không lấy lại mà coi như mừng luôn cho em.
Giờ bố mẹ muốn giữ thể diện, yêu cầu nhà tôi tặng thêm em 5 chỉ vàng. Tính theo giá hiện tại thì cũng phải tốn thêm khoảng 10.000 NDT (khoảng 32 triệu đồng) nữa. Điều này khiến tôi có chút đắn đo.
Vốn định đợi vợ về nói chuyện, không ngờ vợ tôi đã biết trước chuyện này và một mực nói rằng cô ấy cũng không muốn em gái chịu thiệt thòi.
Cùng một lúc chịu áp lực từ hai phía, vừa không muốn cãi lời bố mẹ gây bất hòa, vừa muốn giữ thể diện cho vợ mình nên cuối cùng tôi cũng đồng ý.
Định mừng cưới em vợ 5 chỉ vàng, vô tình nghe được cuộc hội thoại của nhà vợ, tôi lặng lẽ bỏ phong bì 300 nghìn rồi ra về
Ngày cưới đến gần, tôi chạy đôn chạy đáo thu vén mọi thứ cho em vợ đâu vào đấy. Vốn nghĩ lần này giúp được nhà vợ việc trọng đại sẽ được bố mẹ quý trọng hơn. Không ngờ trong lúc chờ thời gian làm lễ, tôi vô tình nghe được cuộc hội thoại của gia đình nhà vợ mà không khỏi lặng người.
Ảnh minh họa
Lúc đó tôi nghe rõ mẹ vợ tôi dặn dò em vợ tôi rằng: “Con nhìn chị con mà học tập. Rèn được thằng chồng lành như cục đất, bảo gì nghe nấy răm rắp không cãi lời. Đấy, bố mẹ bảo đứng ra tổ chức là tổ chức, bảo chuẩn bị quà hồi môn cho em gái là cũng chuẩn bị luôn. Con lấy chồng phải ‘rèn’ chồng ngay từ đầu như chị con mới được.”
Nghe tới đây tôi lặng cả người, càng bất ngờ hơn khi thấy vợ mình vui vẻ hùa theo: “Muốn học thì cứ đóng học phí chị đây sẽ dạy cho”.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy tai mình ù đi. Không ngờ sự hiền lành, tử tế, chăm chỉ của mình trong mắt gia đình nhà vợ lại thành “người được dạy phải răm rắp nghe lời”. Điều này khiến tôi vô cùng tức giận, nhưng điều đáng buồn hơn cả là vợ tôi cũng có suy nghĩ như vậy. Vợ tôi hoàn toàn không biết rằng bình thường tôi luôn nhường nhịn cô ấy là vì tôi yêu thương cô ấy rất nhiều chứ chẳng phải vì nể hay sợ vợ.
Ảnh minh họa
Nghe xong cuộc hội thoại của nhà vợ, tôi lặng lẽ cất 5 chỉ vàng đi. Thay vào đó bỏ phong bao lì xì 100 tệ (khoảng 300 nghìn đồng) vào hòm mừng sau đó rời đi.
Sau vụ việc đó, vợ tôi hết mực xin lỗi và nói rằng bản thân chỉ hùa vào cho “vui” mong tôi tha thứ. Tuy nhiên bố mẹ vợ thì không cho đó là sai và không hề có ý xin lỗi tôi. Điều này khiến tôi vô cùng đắn đo không biết nên tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân này không.
Nguồn: Sưu Tầm internet