Cuộc sống xã hội, môi trường làm việc ngày càng có nhiều phức tạp. Làm thế nào để chúng ta có thể gây được ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp cũng là một kỹ năng cần được trau dồi và học hỏi qua thời gian.
Đặc biệt, khi muốn gây ấn tượng với lãnh đạo, nhiều người thường bỏ lỡ những cơ hội tốt chỉ vì một lời nói hay hành động. Thậm chí không cẩn thận bạn còn khiến lãnh đạo không hài lòng.
Có một tình huống tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người lại không để ý. Bạn và sếp cùng nhau bước vào thang máy, anh ấy nhờ bạn: “Ấn thang giúp tôi”. Khi đó, bạn sẽ phản ứng thế nào?
Một số người có thể vô thức hỏi: “Anh muốn đi tầng mấy”. Mặc dù câu trả lời này không sai nhưng nó có vẻ khá cứng nhắc và thiếu chủ động.
Quan sát và phán đoán
Trong môi trường làm việc, lãnh đạo thường sẽ đánh giá cao những nhân viên có thể chủ động trong suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề. Vậy nên, trong trường hợp này, cách ứng xử thông minh hơn là không trực tiếp hỏi lãnh đạo về đích đến mà bạn hãy phản ứng thông qua quan sát và phán đoán.
Bạn có thể nhanh chóng quan sát xem anh ấy có đang cầm tài liệu, thông tin hay các vật dụng nào trong tay hay không. Điều này có thể gợi ý nơi người đó sẽ đi đến tiếp theo. Nếu sếp đang cầm một bản báo cáo, có thể anh ấy đang đi đến phòng họp. Nếu đang cầm chìa khóa xe, có thể anh ấy sẽ xuống hầm gara ở phía dưới.
Khi đã phán đoán ra ý đồ của sếp, bạn hãy chủ động ấn thang đến địa điểm ấy, sau đó hỏi lại sếp để xác định lại. Ví dụ, bạn đoán sếp muốn đi tới phòng họp, có thể đáp: “Có phải anh đang muốn lên tầng 5, phòng họp của cơ quan không ạ? Em giúp anh ấn thang rồi ạ”.
Hoặc nếu như anh ấy vội vàng xuống gara lấy xe, bạn có thể trả lời: “Em giúp anh ấn thang máy xuống tầng hầm B2 nhé ạ?”.
Những phản hồi này có thể khiến sếp bất ngờ vì khả năng phán đoán của bạn.
Tất nhiên, những nhận định này không phải là tuyệt đối, nhưng chúng có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn tương đối hợp lý trong một khoảng thời gian ngắn.
Lời nói và hành động
Nếu sếp của bạn có vẻ vội vàng khi nói, có thể anh ấy đang vội đến nơi nào thật nhanh. Còn nếu giọng điệu của anh ấy thoải mái hơn, có thể anh ấy chỉ đến văn phòng để giải quyết một số vấn đề hằng ngày.
Những phát hiện tinh tế này có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của người lãnh đạo và đồng thời có phản ứng phù hợp hơn.
Vậy khi đã hiểu ý sếp, bạn nên hành động như thế nào để thật khéo léo. Lúc này, điểm quan trọng nhất là thể hiện sự chủ động và nhiệt tình của bạn.
Nếu lãnh đạo sắp đi họp, bạn có thể chủ động giúp anh ấy chuẩn bị phòng, hỏi xem có cần mang giúp tài liệu hay chuẩn bị gì cho cuộc họp hay không. Những hành động ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm, chu đáo của bạn mà còn để sếp cảm nhận được thái độ tích cực và cách làm việc chuyên nghiệp của bạn.
Tất nhiên, điều này không phải là tất cả, đôi khi chúng ta có thể phán đoán sai và bấm nhầm tầng. Khi ấy, điều quan trọng nhất là bạn hãy giữ bình tĩnh và thái độ lịch sự, kịp thời xin lỗi lãnh đạo và sửa chữa lỗi sai của mình.
Ai cũng sẽ có những lúc mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là bạn sửa sai ra sao. Nếu bạn đối mặt với vấn đề bằng thái độ chân thành và có trách nhiệm thì dù bạn mắc lỗi, lãnh đạo cũng sẽ không có ấn tượng quá tiêu cực với bạn.
Trong môi trường công sở, việc giao tiếp với lãnh đạo là rất quan trọng. Bạn không chỉ thể hiện bằng lời nói, mà hơn thế nữa là khả năng quan sát, cảm xúc và cảm nhận bằng trái tim.
Khả năng này không chỉ đạt được ngay sau một đêm, nó đòi hỏi sự tích lũy, rèn luyện không ngừng trong công việc và đời sống hằng ngày. Chỉ khi chúng ta thực sự học được cách giao tiếp với lãnh đạo thì chúng ta mới có thể thoải mái và dễ dàng hơn trong công việc.
Đây sẽ không phải điều gì quá khó khăn hay đáng sợ, chỉ cần bạn kiên trì, thể hiện bằng thái độ chân thành, chủ động và tôn trọng, chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
Nơi làm việc không chỉ là nơi để bạn lao động kiếm tiền, mà còn là một sân khấu để bạn thể hiện bản thân và nhận ra giá trị của chính mình.
Nguồn: Sưu Tầm internet