Cao thủ đại nội là những nhất đẳng thị vệ dũng cảm và trung thành nhất có nhiệm vụ bảo vệ hoàng đế thời nhà Thanh. Nhiều quan lớn thời nhà thanh đều từng có xuất thân là thị vệ, chẳng hạn như Hòa Thân , đại tham quan nổi tiếng thời nhà Thanh.
Năm Càn Long thứ 37 (1772), Hòa Thân nhậm chức Tam đẳng Thị vệ, sau cải thành Niêm can xứ Thị vệ. Năm 1775, Hòa thân lần lượt nhậm chức Càn Thanh môn Thị vệ, Ngự tiền Thị vệ kiêm Phó Đô thống Mãn Châu Chính Lam kỳ. Sau đó, nhờ được hoàng đế Càn Long tín nhiệm, trọng dụng, Hòa Thân đã được thăng tiến dần lên các chức quan lớn trong triều như Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc. Ông trở thành một trọng thần dưới triều hoàng đế Càn Long.
Vậy, nhất đẳng thị vệ rốt cuộc là những cao thủ có bản lĩnh gì?
Nhất đẳng thị vệ là những cao thủ luôn kề cận bảo vệ cho hoàng đế.
Thị vệ chính là lực lượng được tuyển chọn từ con cháu của các gia tộc thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ. Họ có nhiệm vụ canh giữ các cổng trong Tử Cấm Thành, bảo vệ an toàn cho hoàng đế và hoàng tộc. Trên thực tế, thị vệ được chia làm 4 bậc cơ bản, bao gồm nhất đẳng thị vệ, nhị đẳng thị vệ, tam đẳng thị vệ và tứ đẳng thị vệ.
Trong số đó, nhất đẳng thị vệ là những cao thủ giỏi nhất về võ nghệ và khả năng chiến đấu. Họ không chỉ là lực lượng quân sự làm nhiệm vụ bảo vệ mà còn là những người bạn tâm giao, biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực của hoàng đế. Vậy, nhất đẳng thị vệ được chọn như thế nào?
Theo những ghi chép lịch sử trong “ Thanh sử cảo ” và “ Thanh thực lục ”, lý lịch và tiêu chí lựa chọn của những nhất đẳng thị vệ thời nhà Thanh chủ yếu bao gồm 4 khía cạnh sau.
Nhất đẳng thị vệ là lực lượng vừa có xuất thân từ những gia tộc nổi tiếng, vừa tinh thông nhiều loại võ thuật.
Thứ nhất, dân tộc. Nhất đẳng thị vệ của nhà Thanh chủ yếu bao gồm người Mãn Châu và người Mông Cổ. Trong đó, người Mãn Châu là lực lượng chủ yếu. Trong khi đó, người Hán và các dân tộc thiểu số khác hiếm khi có cơ hội trở thành nhất đẳng thị vệ của nhà Thanh, trừ khi họ có công lao hoặc đóng góp đặc biệt cho triều đình.
Thứ hai, xuất thân. Nhất đẳng thị vệ của nhà Thanh chủ yếu được chọn lựa từ các con cháu của các gia đình quý tộc thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ. Bởi những người này vốn có xuất thân thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội thời nhà Thanh. Trên thực tế, cùng có một số trường hợp dân thường có cơ hội trở thành nhất đẳng thị vệ nhưng họ phải có tài năng đặc biệt xuất sắc.
Nhất đẳng thị vệ phải tuyệt đối trung thành với hoàng đế.
Thứ ba, tài năng. Những thị vệ ở bậc nhất đẳng này phải có thể chất khỏe mạnh, võ nghệ cao, thông minh và khả năng thực chiến linh hoạt. Để có thể trở thành những thị vệ thân cận của hoàng đế, họ phải trải qua quá trình tuyển chọn và huấn luyện nghiêm ngặt. Không chỉ giỏi cưỡi ngựa, những người này còn phải thành thạo nhiều môn võ thuật khác nhau như bắn cung, kiếm thuật, thương pháp, đấu vật…
Ngoài ra, những người thị vệ này phải làm quen với nhiều chiến lược, chiến thuật, am hiểu địa hình, các nghi thứ, quy tắc… để có thể bảo vệ cho sự an toàn của hoàng đế trong mọi môi trường và tình huống khác nhau, dù ở trong cung hay khi đi vi hành.
Nhất đẳng thị vệ được huấn luyện để có thể sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.
Thứ tư, đạo đức. Nhất đẳng thị vệ là những người phải có nhiều phẩm chất đạo đức như trung thành, dũng cảm, thận trọng, sẵn sàn chiến đấu hy sinh. Họ phải trung thành với hoàng đế và bằng mọi cách phải bảo vệ tính mạng, lợi ích của “thiên tử”.
Những người thị vệ này không được làm hay nói bất cứ điều gì có thể gây hại cho hoàng đế. Họ phải tận tậm, có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình và luôn phải cảnh giác, có thể chiến đấu bất kể ngày hay đêm. Hơn nữa, dù sống hay chết, vinh hay nhục, họ đều phải tuân theo mệnh lệnh và sự sắp xếp của hoàng đế.
Kiếm của các thị vệ thời nhà Thanh được chế tác đặc biệt để tăng tính sát thương khi chiến đấu.
Ngoài ra, một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhất đẳng thị vệ là thanh kiếm mà họ đeo. Đây là các thanh kiếm được những người thợ thủ công trong cung chế tạo đặc biệt. Lưỡi kiếm được rèn từ loại thép chất lượng cao và cực kỳ sắc bén. Khác với các vũ khí thông thường, ưu điểm lớn nhất của các thanh kiếm này chính là khả năng sát thương cao. Cụ thể, chỉ cần xung quanh hoàng đế có người dám tiến tới trong vòng 5 bước, nhất đẳng thị vệ sẽ dùng kiếm để tấn công ngay lập tức.
Các thanh kiếm của nhất đẳng thị vệ thời hoàng đế Càn Long được chế tác cực kỳ sắc bén. Thật không may, công nghệ chế tác kiếm này đã bị thất truyền. Do đó, đến thời hoàng đế Gia Khánh, lưỡi kiếm của các thị vệ không còn sắc bén và tinh xảo như trước.
Nguồn: Sohu, Baidu
Nguồn: Sưu Tầm internet