Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí PLOS One, các nhà khoa học tiết lộ có một cộng đồng cổ đại đã là chủ công nghệ sợi cách đây gần 40.000 năm. Điều này có thể khiến lịch sử nhân loại phải sửa lại. Bởi trước đó, những đồ tạo tác lâu đời nhất có liên quan đến công nghệ sợi đã được ghi nhận ở Trung Quốc, cách đây khoảng hơn 8.000 năm.
Những công cụ đồ đá được tìm thấy trong hang động Tabon đã tiết lộ cộng đồng người thuở sơ khai ở Philippines đã biết làm chủ công nghệ sợi từ cách đây gần 40.000 năm. Những cư dân này đã biết cách khéo léo lấy sợi dẻo dai từ các loại cây như cọ, tre để dệt và buộc. Điều này cũng cho thấy khả năng thích nghi đáng kinh ngạc của họ với môi trường.
Các công cụ đồ đá tiết lộ công nghệ sợi đã ra đời cách đây gần 40.000 năm ở Philippines. Ảnh: PLOS ONE
“Làm chủ công nghệ sợi là một bước rất quan trọng trong quá trình phát triển của con người. Công nghệ này cho phép con người có thể lắp ráp các đồ vật khác với nhau và xây nhà, chèo thuyền, săn bắn bằng cung“, nhà nghiên cứu Hermine Zhauflair tại Trường Đại học Phillippines Diliman, cho biết.
Hang Tabon khiến các nhà khảo cổ phải ngạc nhiên về công nghệ sợi rốt cục là nơi như thế nào?
Hang động Tabon ở tỉnh Palawan, thuộc miền Tây Philippines.
Hang động Tabon là nơi tập hợp nhiều hang động lớn nhỏ thuộc phía tây nam Palawan. Đồng thời, hang động này cũng được coi như “cái nôi của nền văn minh“. Sỡ dĩ có danh xưng như vậy là vì các nhà khảo cổ, nhà khoa học từng tìm thấy các dấu vết về tàn tích cổ xưa của những cư dân đầu tiên đặt chân lên Philippines.
Hang động Tabon là nơi các nhà khảo cổ tìm thấy di cốt và các cổ vật, công cụ hàng chục nghìn năm.
Cụ thể, các hang động ở đây có chứa một lượng lớn các tìm kiếm về khảo cổ học, chẳng hạn như nắp hộp sọ của người Tabon, con người hiện đại được xác nhận là lâu đời nhất ở Philippines. Di cốt này được TS Robert Fox, một nhà nhân chủng học người Mỹ, phát hiện trong hang Tabon ở Palawan, Philippines.
Kenh14.vn – Trang chủ – RSS Feed
Nguồn: Sưu Tầm internet