Trong những năm trở lại đây, khí thải từ các loại phương tiện giao thông được cơ quan chức năng và giới khoa học trong nước nhận định là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm không khí, tác động không nhỏ đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, giao thông xanh được coi là chìa khóa, là giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề ô nhiễm của đô thị.
Năm 2022, xe buýt điện bắt đầu xuất hiện trên đường phố ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tạo ra một “làn sóng xanh” ủng hộ khắp cả nước.
Sau một thời gian hoạt động, người dân thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội bắt đầu rò rỉ tai nhau, thích thú với những chuyến buýt điện vì họ được tiếp đón ân cần.
Một ngày đầu tháng 7 ở Hà Nội, chúng tôi có dịp trải nghiệm những chuyến buýt này và lắng nghe được những câu chuyện thú vị phía sau.
Những câu chuyện thú vị vô cùng của bác tài và các tiếp viên “xanh”
Tại đây, mọi người gặp nhau chào hỏi rất thân thiện kèm theo những tiếng cười xua tan cảm giác buồn ngủ. Theo thói quen, các bác tài nhanh chóng đi đến chiếc xe của mình để lau chùi, khởi động máy kiểm tra xe trước khi vận hành.
Khoảng 4h45, tài xế bắt đầu đánh lái xe di chuyển ra đầu bến cách trạm sạc 300m. Đúng 5h00, những chiếc xe buýt điện VinBus bắt đầu rời bến, đón những hành khách đầu tiên trong ngày.
Ngồi trên xe buýt điện, chúng tôi ngỡ ngàng như lần đầu đi xe buýt truyền thống ở Hà Nội vào khoảng 10 năm trước, khi tôi vẫn còn là cậu sinh viên mới bước chân vào “cánh cửa” Đại học.
Chúng tôi ngỡ ngàng vì chiếc xe buýt điện mang đến một cảm giác trải nghiệm mới lạ. Trên xe được trang bị rất nhiều thiết bị hiện đại, xe đi êm ái và không có mùi gây khó chịu, cũng không phả khói ra môi trường.
Đặc biệt hơn, tài xế, tiếp viên rất niềm nở và thân thiện. Hễ có hành khách bước lên xe, tiếp viên lại nói “VinBus xin chào” kèm theo nụ cười thân thiện, khiến một ngày mới của hành khách cũng trở nên dễ chịu hơn. Hành khách có thắc mắc về lộ trình di chuyển thì đều được tiếp viên chỉ dẫn tận tình.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Tuấn Được (SN 1982, tài xế lái xe tuyến E01) cho biết, trước đây anh từng lái xe đường dài được khoảng hơn 10 năm. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân nên anh chuyển sang lái xe buýt.
“VinBus khiến tôi yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi mọi người rất vui vẻ, hòa đồng, môi trường làm việc chuyên nghiệp, trên xe đầy đủ tiện nghi và hơn thế nữa là xe buýt điện rất thân thiện với môi trường”, anh Được chia sẻ.
Nhớ lại những ngày đầu được đào tạo, anh Được cho hay: “Chúng tôi được đào tạo khoảng 9 ngày. Tại lớp đào tạo, VinBus truyền tải cho chúng tôi cảm hứng cũng như tinh thần luôn thân thiện với tất cả mọi người, tạo những giá trị tốt cho xã hội”.
Kể từ khi trở thành tài xế xe buýt điện đến nay, anh Được đã có 3 năm gắn bó và đồng hành cùng VinBus. Thời gian thấm thoát trôi qua, có những kỷ niệm khiến anh khó quên trên những chuyến xe này.
Anh Được mỉm cười chia sẻ, vào một ngày mùa đông của 2 năm trước, anh nhận nhiệm vụ lái chuyến xe buýt nội khu. Chuyến xe này không có tiếp viên và hành khách không phải mua vé.
“Hôm đó trời tối muộn, có một hành khách bước lên chuyến xe tôi cầm lái. Người này trông trẻ nhưng lại có dáng vẻ khắc khổ, mặc quần áo giống người dân tộc. Sau đó, vị khách bảo với tôi “anh cho em gửi tiền vé xe buýt”, tôi liền đáp lại “xe này miễn phí, không phải mua vé em nhé”.
Qua cuộc trò chuyện thì tôi biết được bạn ấy đang trên đường trở về Hà Giang. Trông bạn ấy khó khăn nên tôi hỏi “Em có đủ tiền về Hà Giang không?”, bạn ấy trả lời “Em không có tiền”. Câu trả lời khiến tôi rất ngạc nhiên, thấy vậy bạn ấy nói thêm “Khi nào về đến nơi, người nhà em sẽ ra trả tiền anh ạ”
Thấy người này khó khăn nên tôi ngỏ ý giúp đỡ. Thế nhưng, lúc tôi mở ví ra chỉ có đúng 2 tờ 50 nghìn đồng. Tôi liền đưa cho bạn ấy và bảo “Anh không có nhiều để cho em, em cầm lấy 100 nghìn chút mua gì ăn cho đỡ đói”.
Lúc đó bạn ấy mừng lắm và hỏi tôi “Tại sao lái xe các anh tốt vậy”, tôi mỉm cười và bảo “Bọn anh là vậy, thấy ai gặp khó khăn thì bọn anh đều giúp đỡ”. Sau đó, tôi dặn dò bạn ấy lần sau nếu có đi xe buýt thì nên đi xe này, vì xe buýt tuyến này không mất vé.
Khoảng mấy ngày sau, phía tổng đài VinBus nhận được cuộc gọi cảm ơn của một hành khách. Khi nghe qua câu chuyện hành khách kể, tôi nhận ra đó là vị khách mà mình giúp đỡ mấy hôm trước. Mặc dù câu chuyện rất nhỏ nhưng tôi thực sự rất vui vì đã giúp được bạn ấy”.
Bắt đầu tham gia đội ngũ tài xế từ năm 2014, có gần 10 năm trong nghề, anh Nguyễn Tài Tới (43 tuổi, tài xế lái xe tuyến E09), cho biết, kể từ khi chuyển sang lái xe buýt điện, anh luôn cảm thấy tự hào và yêu công việc này.
Anh Tới cho hay, trước đây khi làm tài xế xe buýt truyền thống, mỗi khi dừng đèn đỏ hay điểm đỗ đón khách, anh thấy mọi người xung quanh và đặc biệt là phía sau xe tỏ ra rất ái ngại bởi mùi của chiếc xe này.
“Khoảng thời gian đầu khi lái xe buýt điện, những lúc dừng đèn đỏ tôi rất hay để ý mọi người xung quanh. Tôi thấy mọi người không còn tỏ ra ái ngại bởi mùi xe, thay vào đó là ánh mắt tò mò”, anh Tới cười nói.
Anh Tới khoái chí kể: “Có lần, một vị hành khách cao tuổi lên xe buýt ngồi một lúc rồi nói bị rơi máy trợ thính và nhờ chúng tôi tìm giúp. Sau đó, do không tìm thấy nên bạn tiếp viên đã hỏi lại nhiều lần nhưng không thấy bác ấy trả lời. Chúng tôi phải viết ra giấy đưa bác đọc. Lúc này, bác mới bảo bản thân bị nặng tai, không nghe thấy gì.
Qua tìm hiểu, chúng tôi biết được trước đó bác có đi một chuyến xe buýt khác của VinBus. Tôi bảo bạn tiếp viên xin bác số điện thoại người thân, bảo người thân gọi về công ty nhờ hỗ trợ.
Thế nhưng, bác bảo vợ đã có tuổi, sức khỏe yếu nên không đi đâu được. Thấy vậy, chúng tôi bảo bác cứ ngồi ở đấy chờ đi hết tuyến về bến xe. Khi đến bến xe, tôi dắt bác qua đường và dùng các động tác tay để hướng dẫn bác đi về hướng Depot công ty.
Vài hôm sau, tôi gặp lại bác trên xe. Lúc này, bác nhận ra tôi và liên tục nói lời cảm ơn vì đã giúp bác tìm lại được máy trợ thính. Hôm đó, tôi thấy rất vui vì mình đã làm thêm được một việc tử tế”.
Anh Cao Xuân Cường (42 tuổi, tài xế lái xe tuyến E05) từng lái xe cho nhiều công ty khác nhau, thế nhưng kể từ khi trở thành tài xế của VinBus, cuộc sống của anh đã thay đổi rất nhiều.
Khi được hỏi về câu chuyện gây ấn tượng khiến anh nhất khó quên nhất kể từ khi trở thành tài xế của VinBus, anh Cường vui vẻ nói: “Có một lần, tôi đang lái xe thì có một hành khách có biểu hiện lạ. Khi bạn tiếp viên đi đến kiểm tra thì thấy bác sức khỏe yếu, khó thở nên chúng tôi xin phép mọi người trên xe chút đưa bác vào viện.
Lúc đó rất may vì theo lộ trình, chúng tôi sẽ phải đi qua một bệnh viện. Khi đi đến nơi, chúng tôi một lần nữa xin phép hành khách trên xe rồi nhanh chóng đưa bác vào bệnh viện.
Cũng trong ngày hôm đó, một bạn phòng điều hành bảo có một cậu con trai xưng là con của hành khách gửi lời cảm ơn đến tài xế, tiếp viên của VinBus đã đưa bố bạn ấy vào viện. Khi nghe xong, tôi cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc thật sự ý nghĩa”.
Gặp chị Trần Thị Nhàn (tiếp viên của VinBus) trên xe buýt điện tuyến E04, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi năng lượng tích cực của chị trên suốt chuyến xe. Chị luôn tươi cười, vui vẻ và thân thiện. Hễ có hành khách hỏi đường chị đều vui vẻ chỉ dẫn tận tình.
Chị Nhàn cho biết, VinBus như ngôi nhà thứ 2 của mình. Bởi môi trường làm việc rất thân thiện, đồng nghiệp luôn vui vẻ khi gặp nhau.
Kể lại về những ngày đầu “chập chững” bước chân vào VinBus, chị Nhàn chia sẻ: “Chúng tôi được đào tạo 10 ngày trước khi trở thành tiếp viên chính thức của VinBus. Tuy nhiên, lý thuyết và thực hành trên lớp khác rất nhiều so với thực tế.
Bởi nhiều lúc mình sẽ gặp những tính huống không có ở trên lớp, khiến mình cảm thấy khó xử và đôi khi còn lúng túng. Nhưng khi mình bình tĩnh xử lý, mọi việc đều được giải quyết ổn thỏa”.
Chị Nhàn kể: “Cách đây không lâu, có một người phụ nữ chở cá bằng xe máy không may va vào xe của 2 bà cháu. Vụ va chạm khiến cháu nhỏ bị xây xước. Lúc đó, xe chúng tôi chạy phía trước, thấy sự việc như vậy nên tấp vào lề rồi xin phép hành khách để tài xế, tiếp viên xuống xử lý sự cố ở dưới đường.
Lúc chúng tôi xuống, người chở cá phi xe đi mất, mọi người đuổi theo nhưng không được. Thấy cháu nhỏ bị thương, chúng tôi chạy đến sơ cứu giúp cho cháu bé. Nhưng điều đó khiến bà của cháu bé hiểu nhầm chúng tôi va vào.
Sau đó, một hành khách trên xe chứng kiến sự việc đã xuống giải thích là người chở cá, còn đội ngũ tài xế thấy vậy nên mới xuống giúp. Tuy nhiên, người bà vẫn khăng khăng cho rằng lỗi do chúng tôi.
Sau khi sơ cứu xong, tôi cho bà số điện thoại của mình và dặn rằng nếu cháu bé có vấn đề gì thì có thể gọi qua cho tôi. Tôi sẽ luôn luôn nghe máy”.
Sau khi sự việc được xử lý xong, nhiều hành khách trên xe tỏ ra thán phục trước cách xử lý của chị Nhàn và bác tài. “Có hành khách nói với chúng tôi đây là lần đầu tiên họ chứng kiến một vụ va chạm mà người giúp lại bị hiểu nhầm. Thế nhưng tài xế, tiếp viên lại có cách giải quyết rất tuyệt vời”.
Trong suốt 2 năm làm việc tại VinBus, chị Nhàn luôn tâm niệm bản thân phải luôn luôn giữ chữ “nhẫn” trong tim của mình.
“Kể từ khi làm tiếp viên, tôi luôn ghi nhớ câu nói mà trong mỗi buổi trên lớp hay buổi hội thảo, sếp đều nhắn với chúng tôi một câu rằng: Đội ngũ tài xế, tiếp viên hãy cố gắng làm sao để luôn giữ chữ nhẫn trong tim mình”.
Nhờ câu nói đó và sự động viên của đồng nghiệp mà mình cảm thấy tự hào vì bản thân mình luôn giữ được chữ “nhẫn”. Cũng chính bởi vì lẽ đó mà tôi đã trở thành tiếp viên 5 sao của VinBus”, chị Nhàn chia sẻ thêm.
“Đối với công tác đào tạo, VinBus tổ chức đào tạo bài bản về văn hóa doanh nghiệp, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, VinBus còn đào tạo thường kỳ và cập nhật liên tục các tình huống phát sinh thực tế để các tiếp viên, tài xế hoàn thiện mình, trở lên tốt hơn trong quá trình phục vụ công việc”, ông Thắng nói.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát: Ngoài lực lượng kiểm soát điều hành trực tuyến và ứng dụng các giải pháp công nghệ.
“Thông tin phản hồi từ khách hàng là yếu tố quan trọng để chúng tôi căn cứ vào đấy, kiểm tra xác minh nhanh. Qua đó có thể cập nhật kịp thời, nhắc nhở chấn chỉnh các tài xế, tiếp viên làm tốt hơn”, ông Thắng nhấn mạnh.
VinBus xây dựng chất lượng dịch vụ theo hướng đơn giản, thân thiện và bình dị nhất để mọi người có thể dễ dàng làm theo được. “Đơn giản như lời chào, lời cảm ơn. Đó là những ứng xử rất là đơn giản trong cuộc sống hàng ngày”, ông Thắng chia sẻ.
Bên cạnh đó, các tài xế, tiếp viên của VinBus hoạt động trên tuyến đều nhận được sự hỗ trợ từ các phòng ban phía sau.
“Chúng tôi luôn hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho các tiếp viên, tài xế. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, cải cách công cộng.
Nhiều tiếp viên, tài xế làm tốt hơn yêu cầu của VinBus đề ra. Do đó, tiêu chuẩn của VinBus có thể coi là bản lề để mọi người triển khai những điều tốt đẹp hơn”, ông Thắng cho biết.
Theo ông Thắng, từ khi hoạt động đến nay, VinBus nhận được rất nhiều thư phản hồi, tâm thư của khách hàng đối với tất cả các dịch vụ của VinBus ở Hà Nội và TP HCM.
“Qua thống kê 6 tháng từ đầu năm 2024 đến nay, VinBus nhận được hơn 1000 lá thư phản hồi cảm ơn, ý kiến của khách hàng. Mọi thứ đều xoay quanh ghi nhận thái độ phục vụ của tài xế, tiếp viên, sự an toàn cũng như sự tiện lợi khi sử dụng xe buýt điện công cộng và chuyển đổi xanh.
Câu chuyện thì có rất nhiều chủ đề: Hành trình người bố đồng hành cùng con gái trong quá trình di chuyển xanh; người cao tuổi, người bệnh yên tâm khi lên xuống xe đều nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các tài xế, tiếp viên; các bạn sinh viên đi làm, đi học nhưng quên đồ trên xe và sau đó đều được nhận lại.
Từ những lời cảm ơn và những ý kiến của khách hàng, chúng tôi lấy đó làm động lực để viết tiếp câu chuyện hành trình lối sống xanh”, ông Thắng chia sẻ thêm.
Nguồn: Sưu Tầm internet