Tôi tên là Lý Kiến Dân, năm nay tôi 35 tuổi, tôi có hai người cô ruột. Họ chỉ cách nhau một tuổi, tính cách, cách làm việc của họ đều khác nhau. Gia đình họ thuộc diện khá giả, khi còn trẻ, cô lớn thích tiết kiệm tiền, còn cô hai lại thích tiêu tiền, hiện tại, cuộc sống của họ rất khác nhau.
Cô lớn của tôi là người thật thà, cần cù nhưng hồi nhỏ học kém, thành tích học tập không nổi bật nên đã bỏ học sớm để ở nhà giúp ông bà, lúc đó ông nội tôi có rất nhiều ruộng đất, ở nhà nuôi rất nhiều cừu, hàng ngày cô tôi đều ra sông chăn cừu cùng các bạn trong làng.
Sau này, bà mối trong làng giới thiệu cho cô lớn của tôi một người đàn ông, hiện tại là chú tôi, chú ấy quê ở làng bên cạnh, gia cảnh lúc đó không mấy tốt, nhưng lại là người có chí tiến thủ và dám mạo hiểm, cô tôi yêu chú ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Sự thật đã chứng minh sự lựa chọn của cô tôi là đúng đắn, chú của tôi thực sự là một người rất tử tế. Để vợ con có cuộc sống tốt đẹp, sau khi cưới không lâu, chú ấy đã ra ngoài làm việc, dần dần sau này bắt đầu kinh doanh.
Lúc đó xã hội chưa phát triển như bây giờ, bố tôi làm việc vất vả bên ngoài kiếm được 60 triệu một năm đã là rất tốt, trong khi chú của tôi đã có thể kiếm được 200-230 triệu một năm.
Chú của tôi thường không thích nói chuyện và tính tình rất tốt, chú hầu như không bao giờ mất bình tĩnh với cô lớn của tôi, là một người rất dễ tính.
Cô hai của tôi là người trẻ nhất trong số các anh chị em trong nhà và cũng là người thông minh nhất. Vào thời điểm đó, ông bà tôi đều mong muốn cô trở thành sinh viên đại học đầu tiên trong gia đình chúng tôi, cô hai của tôi cũng là một người rất tham vọng.
Thành tích học tập của cô ấy từ nhỏ đã rất tốt, lại rất thích đi học, năm nào cô ấy cũng gần như lọt vào top 5 của lớp. Sau đó, cô hai cũng trúng tuyển đại học, cuối cùng trong nhà cũng có một sinh viên đại học, ông bà tôi vui mừng khôn xiết.
Hai năm sau khi cô hai tôi ra trường, cô gặp chú hai, gia đình chú hai làm kinh doanh, rất giàu có, sau khi lấy chồng sinh con, vì không có người chăm sóc nên cô hai tôi nghỉ việc và trở thành một bà nội trợ toàn thời gian.
Mỗi khi đến nhà cô hai, những gì chúng tôi thấy là một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp và tinh tế, vì cô có người giúp việc giúp mình làm việc nhà, còn cô hai chỉ có trách nhiệm chăm sóc con cái, không phải làm bất cứ điều gì khác.
Mỗi lần chúng tôi đến nhà cô hai, cô đều nhiệt tình dẫn chúng tôi vào phòng thay đồ, cho chúng tôi xem quần áo giày dép cô vừa mua, hỏi xem chúng có đẹp không và còn cho chúng tôi quần áo cô chú không mặc đến, có những bộ quần áo chỉ mới mặc vài lần.
Sau đó mỗi lần chúng tôi tới chơi, cô ấy sẽ luôn đãi chúng tôi một bữa ăn thịnh soạn tại một nhà hàng sang trọng. Bà tôi sợ tốn tiền nên luôn nói với cô rằng không cần phải đến nhà hàng ăn, ra ngoài mua đồ ăn về nấu vừa tốt cho sức khỏe vừa giá cả phải chăng.
Mỗi lần như vậy, cô hai lại lắc đầu nói: “Mẹ, sao có thể thế được? Chẳng mấy khi mẹ lên thành phố gặp con, dù thế nào con cũng sẽ dẫn mẹ đi ăn một bữa thật ngon. Mẹ đừng lo lắng chuyện tiền bạc.”
Bà không bằng lòng nói: “Cho dù không thiếu tiền thì cũng phải sống tiết kiệm. Kiếm đồng tiền không dễ dàng. Giờ thấy con rể kiếm được tiền nên con xa hoa, rồi nhỡ sau này kinh tế khó khăn, không kiếm được tiền, lúc đấy phải làm sao?”
Nhưng cô thứ hai lại có quan điểm sống riêng: “Mẹ ơi, mẹ đừng nói những lời xui xẻo đó. Hàng ngày con ở nhà chăm con, còn vì con cái mà không thể đi làm, mình phải đối xử tốt với bản thân mình, cuộc sống là mấy đâu mẹ, phải ăn ngon mặc đẹp, đợi tới lúc già rồi, lúc đấy có mặc quần áo cũng không còn đẹp nữa.”
Bà tôi thấy không thuyết phục được con gái nên cũng không nói quá nhiều.
Gia đình cô lớn tôi cũng mua một căn nhà ở thành phố, khi đến nhà cô, chúng tôi thường xuyên thấy một đống bừa bộn, đồ chơi trẻ em vương vãi khắp nơi trong phòng khách, đôi khi trong bếp còn có cả xoong nồi chưa rửa. Cô tôi sợ chúng tôi chê bai nên nói: “Một mình cô nuôi hai đứa con, nhiều khi bận quá”.
Cô hai thuyết phục cô lớn thuê bảo mẫu, như vậy cũng sẽ dễ dàng hơn, dù sao nhà cô lớn cũng không thiếu tiền. Nhưng cô lớn lại cười nói: “Nhà bừa bộn một chút cũng không ảnh hưởng gì. Tại sao lại tốn nhiều tiền như vậy? Thuê người trông trẻ một tháng tốn bao nhiêu, số tiền này chị còn có thể mang đi gửi rồi thu lãi.”
Cô hai lấy chồng hơn 10 năm, ngoài một căn nhà đầy quần áo giày dép, một hộp trang sức toàn vàng bạc trang sức, cô hầu như không có tiền tiết kiệm. Trong khi đó cô lớn mỗi tháng tiết kiệm được vài triệu, tiền lãi đủ để mua đồ ăn hàng tháng cho gia đình.
Sau này, công việc kinh doanh của chú hai sa sút, cô hai vì phải chuyển từ cuộc sống xa hoa sang tằn tiện nên hai vợ chồng thường xuyên cãi vã. Khi các con của cô đã lớn lên, cô cũng muốn tìm việc làm nhưng do đã lâu không đi làm, không có tay nghề, lại lớn tuổi hơn nên khó tìm được việc làm, vì vậy, cô quyết định làm ăn riêng.
Cô hai của tôi muốn hợp tác làm ăn, cô ấy cho rằng mình có trình độ học vấn và năng lực, cô lớn sẽ trả tiền, còn cô hai có thể giúp mảng quản lý. Vì là chị ruột nên cô lớn cũng muốn giúp cô hai kiếm tiền nhưng cô ấy kinh doanh nhỏ, kiếm tiền vất vả, trong khi cô hai lại chỉ muốn làm lãnh đạo chứ không đóng góp tiền bạc hay công sức, chưa kể bình thường cũng không biết cách chi tiêu nên cô lớn không tin tưởng giao lại công việc kinh doanh cho cô hai.
Sau đó cô lớn vẫn bắt đầu công việc kinh doanh của mình, còn cô hai vẫn ở nhà làm nội trợ toàn thời gian. Con cái cũng đã lớn, cô hai vẫn luôn miệng nói muốn ra ngoài làm gì đó nhưng vẫn luôn chần chừ không chịu bắt đầu, bà tôi nói “cái bằng đại học của cô hai coi như phí công vô ích”.
Thực ra cũng không hẳn là như vậy, cô hai tôi vẫn có thể dạy con cái học bài, và con cô ấy sau này cũng đều vào đại học.
Trong khi đó con của cô lớn học lực bình bình, để nâng cao thành tích học tập cho các con, cô lớn tìm không biết bao nhiêu chỗ dạy thêm cho chúng, nhưng cũng chỉ miễn cưỡng vào được cao đẳng.
Về phần cô lớn, sau khi kinh doanh thất bại, cô không làm kinh doanh nữa mà lựa chọn một công việc ổn định với mức lương 5 triệu một tháng. Cộng với lối sống tiết kiệm trước đó, cuộc sống của gia đình cô vẫn thuộc diện khá giả, không lo lắng tới chuyện ăn uống.
Trong khi đó, kể từ sau khi công việc làm ăn tuột dốc, chú hai đã bắt đầu ý thức gia đình không thể tiêu xài hoang phí được nữa nên thường xuyên quản lý mỗi một khoản chi tiêu trong nhà, hai vợ chồng họ cũng vì chuyện này mà thường xuyên cãi nhau.
Tính cách của hai người cô của tôi khác nhau, lựa chọn hai lối sống khác nhau, vậy nên cuộc sống của họ ở tuổi trung niên cũng rất khác nhau.
Còn bạn thì sao, nếu là bạn, bạn sẽ lựa chọn lối sống nào?
(Toutiao)
Nguồn: Sưu Tầm internet