Lã Bố – Danh tướng dũng mãnh nhất thời Tam Quốc
Lã Bố (160 – 199), hay còn được gọi là Lữ Bố hoặc Phụng Tiên (tên tự), là một viên mãnh tướng nổi tiếng và lãnh chúa quân phiệt vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Lã Bố được mệnh danh là Chiến Thần, được xem là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam Quốc. Lã Bố được xếp hạng cao hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hứa Chử, Mã Siêu, Điển Vi…
Lã Bố được xếp hạng cao hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hứa Chử, Mã Siêu, Điển Vi… (Ảnh: Sohu)
La Quán Trung từng mô tả về sức mạnh của Lã Bố trong trận Hổ Lao Quan khi một mình chống lại ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Cụ thể, “Trương Phi hăng hái cố đánh Lã Bố. Hai người đánh nhau được hơn năm mươi hiệp chưa rõ bên nào thua bên nào được. Quan Vũ đứng ngoài thấy thế cầm thanh long yển nguyệt đến cùng đánh. Ba con ngựa đứng dàn kiểu chữ đinh, đánh nhau được ba mươi hiệp nữa hai người cũng vẫn không hạ được Lã Bố. Lưu Bị bấy giờ cũng cầm đôi gươm thúc ngựa chạy vào đánh giúp. Ba người vây tròn lấy Lã Bố đánh chẳng khác gì quân đèn cù.”
Lã Bố được cho là danh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc. (Ảnh: Sohu)
Ngoài ra, trong dân gian ở thời Tam Quốc có lưu truyền một câu nói nổi tiếng là “Nhất Lã, nhị Triệu, tam Điển Vi, tứ Quan, ngũ Mã, lục Trương Phi”. Câu nói này nhằm ca ngợi tài năng và sức mạnh của 6 võ tướng hàng đầu Tam Quốc. Theo sắp xếp thứ tự trong câu này, Lã Bố được cho là danh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc.
Với khả năng một địch ba như Lã Bố, nhân vật này có thể nói là thực lực vô cùng mạnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong Tam Quốc, chỉ 2 người có thể đánh bại Lã Bố. Họ là ai?
2 cao thủ có thể đánh bại Lã Bố
1. Đồng Uyên
Đồng Uyên hay còn gọi là Đổng Uyên, được người đời gọi là Thương pháp đại sư bởi khả năng dùng thương vô song. Thời trẻ, Đồng Uyên thường xuyên ngao du giang hồ hành hiệp trượng nghĩa.
Trong một lần, Đồng Uyên vừa tới Tịnh Châu, nhìn thấy quân Hung Nô cướp bóc dân Hán, ông đơn thương độc mã xông vào giữa đại quân Hung Nô, giết thủ lĩnh của chúng.
Những tướng lĩnh khác thấy vậy liền xông lên tấn công Đổng Uyên nhưng bị ông vung thương lần lượt đoạt mạng từng tên một. Sự việc này khiến quân Hung Nô hoảng sợ tháo chạy.
Đồng Uyên được gọi là Thương pháp đại sư bởi khả năng dùng thương vô song. (Ảnh: Sohu)
Ghi chép lịch sử về Đồng Uyên không nhiều nhưng 3 vị đồ đệ của ông lại là những cái tên vô cùng quen thuộc.
Đại đệ tử của ông là Bắc Địa thương vương Trương Tú. Sau khi xuất sư, Trương Tú trở về Tây Lương gia nhập quân đội báo quốc. Võ nghệ cao cường lại gan dạ trung nghĩa, Trương Tú được tướng lĩnh cao cấp quân Tây Lương là Trương Tế nhận làm nghĩa tử.
Đệ tử thứ 3 của Đồng Uyên là Triệu Vân. (Ảnh: Sohu)
Đệ tử thứ hai của Đồng Uyên là Trương Nhậm, được coi là đệ nhất đại tướng Xuyên Thục. Sau khi xuất sư, Trương Nhậm được Lưu Chương chiêu mộ, chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt được vị trí cấp cao trong quân đội. Khi Lưu Bị công đánh Thành Đô đã gặp không ít khó khăn với Trương Nhậm, đến Phượng Sồ Bàng Thống cũng mất mạng tại trận chiến này.
Đệ tử thứ 3 của Đồng Uyên là Thường Sơn Triệu Tử Long hay còn gọi là Triệu Vân. Triệu Vân được người đời nể phục bởi võ nghệ cao cường, năng lực tác chiến xuất chúng và kỹ thuật đánh thương không ai bì kịp.
Nếu Đồng Uyên giao đấu với Lã Bố, ông chắc chắn sẽ giành phần thắng. (Ảnh: Sohu)
Triệu Vân trong thời Tam Quốc có thực lực khá mạnh. Bản thân ông đã 7 lần ra vào doanh trại quân Tào cứu A Đẩu rồi trong chớp mắt lại giết 56 chiến tướng trong doanh trại quân Tào khiến Tào Tháo kính ngưỡng, nể phục. Ngoài ra, 2 vị đệ tử còn lại của Đồng Uyên cũng được xếp thứ hạng cao trong các danh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc. Đồng Uyên là thầy của 3 người này thì ắt hẳn thực lực của ông rất mạnh. Do đó, nếu Đồng Uyên giao đấu với Lã Bố, ông chắc chắn sẽ giành phần thắng.
2. Lý Tiến
Lý Tiến tự Tiến Tiên, là người huyện Thừa Thị quận Tề Dương Duyễn Châu thời cuối Đông Hán. Công Nguyên năm 194, Lã Bố giao chiến hàng trăm ngày với Tào Tháo, phải chạy đến huyện Thừa Thị cướp bóc vì thiếu lương thực thì bị Lý Tiến ngăn cản phải bỏ chạy. Lý Tiến đã khiến Lã Bố phải chật vật bỏ chạy đến Sơn Dương thoát thân. Trong lần này, Lã Bố đã làm mất cả Đô Thành Hàm Đan của mình. Nếu không phải Lã Bố có ngựa Xích Thố thì ông ta có thể đã bị Lý Tiến giết chết rồi.
Lý Tiến đã khiến Lã Bố phải chật vật bỏ chạy đến Sơn Dương thoát thân. (Ảnh: Sohu)
Qua đây, ta có thể thấy Lý Tiến dựa vào sức của bản thân để đánh bại Lã Bố, thậm chí là thắng một cách chính diện. Chưa kể, đội quân Tây Lương của Lã Bố còn có tới 1000 người đều được đào tạo rất tinh nhuệ. Quả là, sức mạnh của Lã Bố tuy được coi là núi cao nhưng vẫn còn có núi cao hơn.
Ngoài ra, Lý Tiến và Đồng Uyên đã từng đại chiến hàng trăm lần, bất phân thắng bại. Một người có thể đấu với Đồng Uyên ngang tài như vậy thì đấu với Lã Bố ắt hẳn có thể chiến thắng.
*Nguồn: Sohu, Sina
Nguồn: Sưu Tầm internet